Bí quyết để trở thành người quản lý tòa nhà chuyên nghiệp
Một người sẽ cần đến rất nhiều yếu tố để trở thành quản lý tòa nhà chuyên nghiệp, không chỉ đòi hỏi về kiến thức mà còn cả yêu cầu về kỹ năng. Những kiến thức và kỹ năng thực tế này rất đa dạng ở nhiều lĩnh vực như điện, nước, điều kiện thủ tục liên quan đến PCCC, hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê, quy định pháp lý và quy định nội bộ…
Một người sẽ cần đến rất nhiều yếu tố để trở thành quản lý tòa nhà chuyên nghiệp, không chỉ đòi hỏi về kiến thức mà còn cả yêu cầu về kỹ năng. Những kiến thức và kỹ năng thực tế này rất đa dạng ở nhiều lĩnh vực như điện, nước, điều kiện thủ tục liên quan đến PCCC, hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê, quy định pháp lý và quy định nội bộ… Không có tòa nhà nào là không phát sinh vấn đề trong lúc điều hành hoạt động, nhưng một người quản lý giỏi sẽ biết cách để giảm thiểu tối đa những vấn đề đó để hạn chế các phát sinh không mong muốn, ít phải giải quyết những hậu quả nặng nề.
Vậy nên, việc học đào tạo bài bản về vấn đề quản lý tòa nhà chuyên nghiệp sẽ là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vấn đề đào tạo này vẫn chưa thực sự được đầu tư đúng mức, có khá ít đơn vị có khả năng đào tạo chuyên nghiệp và cấp chứng chỉ chính thống. Thiết nghĩ, đào tạo quản lý tòa nhà nên được mở rộng và được xem xét là một ngành nghề, lĩnh vực cần được đưa vào giảng dạy nghiêm túc, chứ không đơn thuần chỉ là những kinh nghiệm truyền miệng không có giáo trình bài bản.
Có rất nhiều yếu tố cần được đưa vào quản lý, và một người quản lý giỏi sẽ cần kiến thức liên quan đến: kỹ thuật, luật pháp, tiếp thị và tài chính. Cả một đội ngũ quản lý sẽ cần thiết phải tham gia vào dự án bất động sản ngay từ khi bắt đầu xây dựng để nắm bắt chắc chắn nhất những vấn đề cần quản lý và giải quyết sau này.
Nếu một người muốn trở thành giám đốc (trưởng ban) quản lý tòa nhà, áp lực sẽ nặng hơn nữa khi yêu cầu về vận hành các hệ thống từ nhân sự tới phần mềm đều phải diễn ra trôi chảy và phối hợp nhuần nhuyễn. Quản lý giỏi cũng phải có những kỹ năng về lên kế hoạch, giám sát tiến độ, triển khai khoa học, quản lý ngân sách, biết cách đàm phán, thuyết phục, trình bày, có óc quan sát và tư duy sắc bén, biết cách điều hành nhân sự, thương thuyết khách hàng… Một quản lý cấp cao của tòa nhà sẽ phải chịu rất nhiều áp lực, vì thế, hãy sẵn sàng cho nhiệm vụ của mình.
Nói riêng về thái độ, dù ở bất kỳ vị trí nào trong tòa nhà, bạn cũng luôn phải có tinh thần trách nhiệm, khả năng làm việc nhóm cũng như hoạt động độc lập, luôn nhanh nhẹn, hòa đồng, giao tiếp tốt và chịu áp lực tốt.
Có 2 vấn đề cần được lưu ý trong tầm nhìn của lĩnh vực này, đó là:
- Chú trọng mở rộng đào tạo chuyên nghiệp ngành nghề quản lý tòa nhà, chú ý gắn lý thuyết đi cùng với thực hành.
- Xây dựng và phát triển Hiệp hội quản lý tòa nhà tại từng địa phương cũng như trên địa bàn cả nước.
Quý khách có nhu cầu học chứng chỉ quản lý tòa nhà Hà Nội đăng ký online tại đây:
ĐÀO TẠO KẾ TOÁN HVTC
- Địa chỉ: Thôn Tiêu Xá, Xã Giang Sơn, H. Gia Bình, Bắc Ninh
- Hotline: 0398.841.719
- Email: hlan3781@gmail.com
- Website: www.daotaoketoanhvtc.com.vn